Tổng cộng: 0
Tổng cộng: 0

Hạt giống dưa lê lam ngọc siêu ngọt

26.000

Đơn vị tính: Gói
Số lượng hạt/gói:15-20 hạt
Xuất xứ: Việt Nam
Tỉ lệ nảy mầm: 87%
Giao hàng toàn quốc

còn 100 hàng

Mô tả

Dưa lê lam ngọc ăn có vị ngọt thanh mát, rất bổ ích cho sức khỏe của con người. Dưa lê lam ngọc không khó trồng, bạn có thể tự tay trồng cho những những giàn dưa lê lam ngọc tại, vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng dưa lê lam ngọc đạt năng suất và hiệu quả cao nhất.

HƯỚNG DẪN TRỒNG DƯA LÊ LAM NGỌC TỪ HẠT
1. Chuẩn bị

– Đất trồng dưa lê lam ngọc: Với dưa lê lam ngọc, chỉ cần dùng đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể dùng đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa trộn trấu để trồng. Hoặc trồng ít có thể dùng đất tribat sẽ giúp cây phát triển tốt.

– Chậu trồng: Bạn chọn chậu kích thước đường kính > 60cm, sâu > 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp. Nếu bạn lựa chọn thùng xốp để trồng thì nên trồng 2 – 3 cây/thùng. Lưu ý nên đục lỗ ở đáy thùng để giúp cây thoát nước tốt, không bị thối rễ.

– Hạt giống dưa lê lam ngọc

– Gieo hạt: Cho đất vào chậu, sau đó gieo hạt, ấn đầu nhọn xuống dưới và tưới nước ướt đất. Đặt chậu vào chỗ mát 1 – 2 hôm cho hạt nảy mầm, không nên tưới quá nhiều sẽ làm hạt ngập úng.

2. Chăm sóc

– Tưới nước: Với dưa lê lam ngọc không nên tưới nhiều nước. Mùa hè tưới nhiều hơn mùa đông, nên tưới vào sáng sớm và chiều mát. Mùa đông chỉ nên tưới vào chiều mát. Lượng nước tưới vừa đủ để tránh tình trạng cây ngập úng và chết do quá nhiều nước.

– Bón phân cho dưa lê: Khi cây có 4 – 5 lá thì tiến hành bón phân cho cây. Có thể bón thêm kali, đạm. Chu kỳ bón 15 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

– Làm giàn: Khi cây phát triển có dây, bạn nên tiến hành làm giàn cho cây, tạo thế cho cây phát triển.

– Ngắt ngọn: Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Khi cây 6 – 8 lá, tiến hành ngắt ngọn thường xuyên 2 ngày/lần. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển tốt và cho quả sai, đẹp.

– Phòng trừ sâu bệnh: Dưa lê lam ngọc thường bị sâu ăn lá tấn công. Tuy nhiên, với sâu bệnh của dưa lê lam ngọc có thể phòng trừ bằng các phương pháp thủ công. Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh.

– Thu hoạch: Sau 100 ngày kể từ khi gieo trồng, cây sẽ cho quả. Quả chín có màu lam ngọc. Tuy nhiên, vì dưa lê có mùi thơm hấp dẫn chuột, kiến… nên cần có phương pháp phòng chống khi quả còn xanh. Dưa nên bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được lâu hơn.

Hi vọng đây là kỹ thuật cơ bản giúp các bạn trồng thành công dưa lê lam ngọc. Cần tư vấn thêm các bạn có thể liên hệ qua các kênh tư vấn của shop để được giải đáp chi tiết hơn nhé.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.