BỆNH Ở RAU – PHÒNG TRỪ
Để đảm bảo các loại cây trồng được phát triển tốt, cho ra nhiều quả đạt năng suất và chất lượng cao. Bạn cần một số kinh nghiệm trong việc nhận biết và phòng trị những loại bệnh thường gặp khi trồng các loại cây trồng khác nhau.
Bệnh xoắn lá
Bệnh do virut gây ra. Làm cây bị lùn, lá biến dạng, khảm xanh vàng. Bệnh thường lan truyền do rếp, bọ phấn. Cây bị bệnh phải nhổ bỏ và phun thuốc diệt rệp, bọ phấn. Bệnh xoắn lá gặp ở cà chua sớm, cà chua vụ xuân – hè
Bệnh sương mai (còn gọi: mốc sương)
Bệnh do các loài nấm mốc gây ra. Trên mặt lá xuất hiện các đốm nấm màu nâu xám, thường gặp trong những ngày có sương mù. Gặp ở cà chua, khoai tây, cần tây.
Phòng trừ bệnh sương mai bàng cách tỉa cành, nhánh, lá gốc. Khi xuất hiện bệnh thì phun Boocđô 1%; có thể dùng một số loại thuốc khác như Zineb 80 WP, Alitte 80 WP (theo liều lượng và thời gian cách ly ghi trên bao bì của từng loại thuốc).
Bệnh héo lá xanh vi khuẩn
Bệnh do vi khuẩn (Pseudomonas) gây ra, làm cây đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn màu xanh. Nếu cắt ngang thân cây cho vào cốc nước trong, một lúc sau thấy dịch trắng chảy ra. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm cao, ấm. Gặp ở cà chua sớm. Khi thấy bệnh xuất hiện hạn chế tưới nước, nhổ bỏ cây bệnh, dùng vôi bột rắc quanh gốc cây.
Để phòng bệnh héo xanh có thể trồng cà chua trên gốc ghép cà tím để tăng khả năng chịu nóng, giảm bệnh héo cho cà chua sớm. Cần trồng luân canh để hạn chế bệnh.
Bệnh đốm nâu
Bệnh do nấm gây ra. Vết bệnh lúc đầu màu vàng sau chuyển sang nâu rồi thành đen. Bệnh lan dần ra toàn lá, làm lá khô và chết. Bệnh bắt đầu từ lá ở thấp sau lan dần lên lá trên. Bệnh gặp ở cà chua khi cà ra hoa bắt đầu kết quả và nặng nhất là lúc quả chín. Cây bị bệnh nặng có thể chết. Bệnh phát triển khi độ ẩm 90 – 95%, nhiệt độ 22 – 25°c. Nguồn lây bệnh chính là tàn dư cây vụ trước.
Phòng trừ bằng cách dọn sạch các tàn dư cây vụ trước. Luân canh với các cây khác họ. Tỉa cành, bấm ngọn. Phun thuốc Boocđô, Zineb, Bentat, Rovtal theo chỉ dẫn.
Bệnh thán thư
Bệnh của ớt ngọt, đậu đỗ do nấm Gleosporium và Colktotrichum gây ra. Biểu hiện trên lá xuất hiện vết đốm tròn xung quanh có viền nâu đỏ. Vết đốm có thể nứt ra, lõm sâu trên thân, trên quả
Phòng trừ bằng cách: vệ sinh nơi trồng, đốt tàn dư cây vụ trước; luân canh cây trồng; trồng các giống kháng bệnh; xủ lý hạt giống bằng thuốc trừ bệnh trước khi gieo trồng. Phun thuốc nhóm cacbanat như Bavistin, Zineb 80 WP… Topsin 50 WP.
Bệnh Thán thư đậu đỗ
Bệnh do nấm Colletotriumlin dernuthiamen gây ra trên các cây họ Đậu nhất là đậu cove (đậuvàng). Các bộ phận của cây nằm trên mặt đất đều có thể bị bệnh. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cây sinh trưởng nhưng nặng nhất là lúc tạo quả. Ở cây non, trên các lá sò có chấm đồng tâm màu nâu đỏ, ở thân cây có vết nâu dài, lõm, nếu thời tiết ẩm các vệt bệnh có ổ nấm hồng, ở cây lớn, các vết nâu hoặc đen trên lá, ở quả có chấm tròn màu nâu hay nâu đỏ, xung quanh có đường viền vàng hoặc đỏ. Các sợi nấm nằm trong hạt giống và tàn dư cây.
Phòng trừ thán thư đậu đỗ bằng cách lấy hạt giống không bị bệnh; phân loại và chọn giống kỹ trước khi gieo; luân canh với cây có củ; tăng cường bón phân lân và kali. Dùng Boocđô 1% hoặcZinel 80% với tỷ lệ 1/200 phun khi cây có bệnh, xử lý hạt giống bằng TMTD 85 HTN với lượng 3 – 4 kg/tấn hạt giống.
Thối rễ đậu đỗ
Bệnh do nhiều loài nấm gây ra. Trên cây con, bệnh làm thối rễ, cành và lá sò. Mầm cây chuyển thành màu nâu và chết trước khi vươn lên mặt đất. Trên lá sò có vết loét sâu, màu nâu, có khi chiếm đến nửa lá. Khi cây lớn, bệnh làm cho rễ đen và chết. Bệnh xâm nhập ở gốc thân làm cây ngừng sinh trưởng và héo. Nguồn gây bệnh từ đất và hạt giống mang mầm bệnh.
Phòng trừ bằng cách trồng hạt giống không bệnh; phá váng kịp thời sau các trận mưa; tăng cường bón phân lân và phân kali; gieo trồng các giống kháng bệnh; xử lý hạt bằng TMTD 85 BTN với lượng 3 – 4kg/tấn hạt.
Bệnh gỉ sắt
Nhóm bệnh do nấm gỉ sắt gây ra. Trên lá và các bộ phận xanh của thán cây có các đếm vàng trắng rải rác khắp mặt lá. Bệnh xuất hiện ở các lá dưới trước là nấm của bào tử xuân. Sau đó chuyển sang màu vàng nâu chứa bào tử hè. Cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ổ nấm chuyển sang nâu đậm chứa các bào tử đông. Bệnh hay gặp ở đậu Cove, đậu bắp .
Phòng trừ bằng cách tiêu hủy tàn dư cây vụ trước, luân canh cây đậu đỗ với cây trồng khác; thường xuyên làm cỏ. Phun thuốc trừ bệnh bằng Boocđô 1% hoặc keo lưu huỳnh 1% (600 – 800 I/ha); Anvil 5 SC; Rovral 50 WP; Score 250 EC theo chỉ dẫn trên bao bì và thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.
Bệnh Thối trắng cải
Bệnh do nấm Scolerotinia sclerotiokrum gây hại cho cây họ Cải. Bệnh lan nhanh trong thời gian bảo quản. Biểu hiện: lá ngoài nhày nhụa và thối. Trên các lá bị bệnh có nhiều sợi nấm màu trắng, xốp như bông và các hạch màu đen. Nấm phát triển ở nhiệt độ 17 – 25°C.
Nguồn gốc lây bệnh ban đầu là đất và các cây chủ mang bệnh. Các hạch nấm có thể lan truyền cùng hạt giống.
Phòng trừ thối cải trắng bằng cách luân canh cây họ Cải với cây họ Đậu và họ Lúa; chỉ lấy hạt ở những cây khỏe mạnh. Không nên trồng dày, xới xáo kịp thời nhất là sau khi tưới; bón đầy đủ phân, tăng cường bón kali. Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoạch. Cày sâu phơi ải đất.
Xử lý hạt giống bằng TMTD 85 TN trước khi gieo với liều 4- 5kg/tấn hạt giống.
Bệnh Thối trắng hành tỏi
Bệnh do nấm Scoỉerotium cepivorum gây ra. Biểu hiện: Ở đáy củ hành, tỏi có lớp xốp, mịn, dày màu trắng, trên đó có các hạt màu đen. Làm thối củ khi thu hoạch chậm hoặc trong thời gian bảo quản.
Phòng trừ bằng cách giữ đất luôn tơi xốp, tăng cường bón phân kali, tro bếp khi hành tỏi ra củ; vệ sinh đồng ruộng trước, trong và sau khi thu hoạch.
Bệnh Thối khô củ khoai tây
Bệnh do nấm Fusarium gây ra, thường gặp trên củ khoai tây đang cất giữ. Trên củ xuất hiện các vết nâu hay vết màu tro hơi lõm. Thịt củ lúc mới chớm bệnh màu nâu khô. Kích thước vết bệnhtăng dần, da nhăn nheo, mặt ngoài củ có đám nấm hơi nổi lên, màu xám trắng có khi màu vàng hoặc hồng. Nếu cất giữ khoai tây nơi khô ráo, củ dần dần khô, trọng lượng giảm, da nhăn nheo. Nấm lan truyền bằng các sợi nấm, ở nhiệt độ 17 – 25°c với ẩm độ 70%.
Củ khoai bị bệnh không mọc được, nếu có mọc cũng tạo ra các cây yếu ớt.
Phòng trừ bằng cách chọn củ không mang mầm bệnh; phơi thật khô vỏ củ trước khi cất; tăng cường bón phân và bón đủ phân.
Bệnh phấn trắng
Bệnh do nấm Erysiphe conumunis gây hại ở tất cả các loài đậu đỗ, dưa chuột. Biểu hiện: trênmặt lá tạo thành các đám nấm màu trắng như rắc bột phấn. Các đám này có thể xuất hiện cả trên cành và quả. Về sau đám nấm dày lên có màu xám bẩn do hình thành các quả nấm. Bệnh nặng, các bộ phận bị nặng thô cứng và chết. Quả thể nấm dính vào tàn dư cây, tiếp tục lây cho cây vụ sau.
Phòng trừ bằng cách cày sâu, vùi tàn dư cây xuống đất. Trồng các giống chín sớm. Phun thuốc trừ bệnh bằng dung dịch Zineb 1%, Bayleton 25EC, thời gian cách ly 10 – 14 ngày.
Bệnh thối xốp
Bệnh do Erwinia carotovova gây thối rễ củ cà rốt. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn, gây xốp rễ, có mùi khó chịu, có khi gây thối sâu vào phần trong củ.
Phòng trừ bằng cách: dùng giống chống chịu bệnh, phơi đất trước khi trồng và tránh gây hại rễ khi vun xới.
Bệnh héo lá, thối cuống
Bệnh gây ra do Fusarium oxysporum và Scierotium rolfsii gây hại đến 90% ở các loại cà, cà chua, khoai tây và các loại rau khác như bắp cải, súp lơ, bầu… làm cho lá bị héo, thối cuống quả. Bệnh lây truyền qua hạt, tàn dư cây vụ trưóc, đất, nước tưới, nước mưa.
Muốn phòng trừ phải dọn sạch cỏ, tàn dư cây vụ trước. Áp dụng các biện pháp tổng hợp: chọn cây khỏe , luân canh khác họ , chế độ tưới hợp lý.
Bệnh chết yểu cây con
Là bệnh rất phổ biến và chung cho các loại rau, bệnh làm ảnh hưỏng đến độ nảy mầm của hạt và cây con trước khi nhổ ra trồng.
Bệnh thưòng có 2 giai đoạn: cây con bị chết trong các vườn ươm và cây đổ gục bất kỳ lúc nào. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm đất cao, nhiệt độ không khí khoảng 24 – 28°c. Bệnh do các loại nấm gây ra như : Pythium spp; Phytophthora spp; Rhi zoctonm… Bệnh lây truyền qua đất, tàn dưcây trồng, nước tưới, nước mưa.
Phòng trừ bằng cách: Không trồng cây quá dày và che bóng; trước khi trồng phải phơi ải đất, đốt tàn dư cây; bón phân hợp lý; tẩy mầm bệnh bằng formaldehyt pha loãng 50 lần vói nước; xử lý đất với thuốc diệt nấm Vitavac 200.
Nếu bạn đang canh tác HỮU CƠ bạn có thể dùng :
· “Nước sát khuẩn AGRI-BTN” để tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, rệp, nấm, tuyến trùng … có hại cho cây mà hầu như không cần dùng đến các loại thuốc trừ sâu khác .
· “Vi sinh cải tạo đất AGRI -BTN” làm đất tốt, phì nhiêu, nạp lại nguồn năng lượng cho đất và qua đó tiêu diệt các nấm độc, vi khuẩn… có trong đất giúp cây xanh tốt.
· “Chế phẩm Hữu cơ AGRI -BTN” là phân bánh dầu được lên men và cô đặc dùng để hoà với nước phun lên lá / bón gốc cho hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt giúp cho hệ AQUAPONICS sớm đạt trạng thái cân bằng mà không làm chết cá, cũng có thể làm dung dịch Thuỷ Canh Hữu Cơ kết hợp với hệ thống vi sinh để trồng cây, rau sạch không cần đất.