Mô tả
Sâm bố chính là cây thuốc nam quý có công dụng chủ yếu hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cây thuốc quý này đã được nghiên cứu, khai thác, trồng và chăm sóc tại Việt Nam và trở thành loại sâm được đánh giá cao về dược tính.
Cây sâm bố chính là gì?
Sâm bố chính là loại cây thân thảo cao khoảng 50cm đến 1 mét. Thân cây khá yếu ớt nên có khi sẽ mọc gần một cây to để dựa. Tuy là cây thân thảo nhưng rễ cây to bụ, có hình dạng như củ nhân sâm màu vàng nhạt hoặc trắng kèm theo một số đặc điểm nhận dạng như:
- Lá cây sâm bố chính hình trái xoan, cuối phiến lá hình tim hoặc hình mũi tên nhưng đầu phiến lá không nhọn.
- Càng về phía ngọn, lá cây càng có kích thước nhỏ. Trên mặt lá có lông đơn.
- Hoa cây sâm bố chính to, có đường kính tới 8cm, màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc từ kẽ lá. Cuống hoa có chiều dài khoảng 5 – 8cm, có lông cứng, phồng lên ở đầu.
- Đài hoa hình túi dài 12 – 14mm, có lông tua tủa và vài răng nhỏ. Đài hoa rách ra và rụng xuống để lộ hoa 5 cánh dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn.
- Nhị hoa gắn liền dính vào với nhau, bao phấn phủ đến tận gốc
- Quả của cây sâm bố chính hình bầu dục như quả trứng, dài gấp ba lần đài hoa, mặt ngoài có lông. Khi chín, quả tự nứt ra thành 5 mảnh, mặt trong mặt ngoài đều có lông.
- Hạt hình quả thận, màu nâu, ngoài mặt thô ráp với những đường vân sát nhau.
- Rễ mập, to có hình nhân như củ nhân sâm.
Sâm bố chính mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, với số lượng nhiều thì sâm bố chính được khai thác ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương khác thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc cũng có thể thấy số lượng lớn loài cây này.
Sâm bố chính có mấy loại?
Có hai cách phân loại sâm bố chính ở Việt Nam, một là theo màu sắc hoa, hai là theo địa hình mọc.
Căn cứ vào màu sắc hoa sâm bố chính, cây được chia thành 4 loại:
- Sâm bố chính hoa màu đỏ tươi: Loại hoa sâm bố chính đỏ thường mọc ở vùng đồi núi Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Hoa của cây to, có năm cánh mỏng. Rễ của loại cây này ít phân nhánh và mang hàm lượng dinh dưỡng, dược tính cao nhất trong các loại. Tuy nhiên, do không có sự chăm sóc và trồng riêng biệt nên loại cây này đang dần khan hiếm.
- Sâm bố chính hoa màu hồng phấn: Loại hoa sâm này thường được trồng làm cảnh ở đồng bằng, dược tính ít hơn loại sâm bố chính có hoa đỏ tươi mọc tự nhiên trên rừng.
- Sâm bố chính hoa đỏ hồng: Loại sâm bố chính này mọc nhiều và phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Cây có thể phát triển tốt tại nhiều kiểu đất khác nhau bao gồm cả đồi núi thấp và đất phù sa. Loài cây này cũng phát triển nhanh và cho sản lượng lớn từ 1000 – 1200 kg trên 1000 mét vuông.
- Sâm bố chính hoa vàng: Loài sâm này có đặc tính sinh trưởng gần giống các loại sâm bố chính còn lại. Tuy nhiên, thân cây cao từ 1-2 mét và không có củ.
Phân chia theo kiểu địa hình mọc, cây sâm bố chính được chia thành ba loại:
- Địa hình núi thấp dưới 1000m: Sâm bố chính chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và miền trung Việt Nam.
- Địa hình trên đồi bán sơn địa: Gồm các tỉnh miền Đông Nam bộ, An Giang, Kiên Giang.
- Địa hình đồng bằng phù sa: Chủ yếu mọc ở vùng Đồng Tháp, Tiền Giang
Sâm bố chính có tác dụng gì?
Sâm bố chính được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc khác nhau của y học cổ truyền. Trong đó, nổi bật là các bài thuốc:
- Điều trị bệnh lao phổi cho trẻ em: Sâm bố chính có thể dùng điều chế cùng cam thảo tạo ra liều thuốc chữa ho, lao phổi an toàn, hiệu quả cho trẻ em.
- Trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ: Kết hợp với một số vị thuốc khác như: ngải cứu, ích mẫu, cỏ nhọ nồi, củ cây gai, củ ấu, sâm bố chính có thể điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh,…
- Lưu thông bồi bổ khí huyết: Bột sâm bố chính kết hợp cùng một số thảo dược khác như củ mài, đương quy, dĩ nhân, mật ong giúp lưu thông đường máu, giảm đau đầu.
- Trị bệnh liên quan đến tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ: Cần chú ý dùng đúng liều lượng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Chữa lo âu, trầm cảm: Sâm bố chính có thành phần giúp an thần, giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm, giúp tinh thần thư thái, nhẹ nhàng.
- Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi: Kết hợp cùng địa hoàng thán và quế nhục, sâm bố chính được sắc uống hàng ngày để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân.
- Chữa suy nhược thần kinh: Thí nghiệm tác dụng của sâm bố chính trên chuột cho thấy, loại cây này có tác dụng an thần, giúp ngủ sâu giấc.
- Tăng cường sức khỏe sinh lý: Sâm bố chính kết hợp cùng sâm cau có tác dụng tăng ham muốn tình dục và các chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị các bệnh yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, suy thận, rối loạn cương dương,…
Với rất nhiều các công dụng như trên, sâm bố chính được đánh giá là một trong những loại sâm quý của Việt Nam, không chỉ chữa bệnh mà còn bồi bổ sức khỏe hiệu quả cho những người có thể trạng yếu.
Cách dùng sâm bố chính
Sâm bố chính thường được kết hợp với rất nhiều loại thảo dược khác nhau tạo nên những bài thuốc chữa nhiều bệnh như kim tiền thảo hay ba kích,…. Để những bài thuốc này phát huy hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng, người bệnh nên có sự tư vấn cẩn thận từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, với mục đích bồi bổ sức khỏe, nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, sâm bố chính cũng được chế biến và bảo quản với nhiều cách khác nhau.
Sâm bố chính ngâm rượu
Tỷ lệ ngâm sâm bố chính với rượu là 1:10, nghĩa là 1kg sâm ngâm với 10 lít rượu trắng 40 độ. Trước khi ngâm, sâm bố chính nên được sao vàng hạ thổ và sơ chế sạch. Ngâm rượu từ 1-2 tháng để chất dinh dưỡng trong sâm bị thúc ra. Dùng mỗi ngày 1-2 chén nhỏ giúp người bệnh khoan khoái, tăng cường chức năng sinh lý.
Sâm bố chính thái lát phơi khô
Để bảo quản Sâm bố chính lâu hơn, người ta thường thái sâm thành những lát mỏng, rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sâm bố chính khô thường được dùng để pha trà, sắc nước uống hàng ngày. Khi dùng sâm bố chính sau một thời gian, cơ thể sẽ khoan khoái, khỏe mạnh, ngủ sâu giấc và ăn uống ngon miệng.
Sâm bố chính ngâm mật ong
Mật ong nguyên chất được ngâm cùng với sâm bố chính thái lát cắt mỏng sẽ tăng dược tính của cả hai loại này.
Mật ong ngâm với sâm bố chính đựng trong hũ kín trong 2-3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày, người dùng chỉ cần ăn 2-3 lát sâm ngâm mật ong hoặc lấy mật ong ngâm pha trà, uống nước sẽ thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Sâm bố chính ngâm mật ong có thể dùng cho nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ em và người già.
Giá thu mua sâm bố chính bao nhiêu tiền?
Giá sâm bố chính tùy thuộc vào các yếu tố:
– Nguồn gốc, xuất xứ của cây sâm: Sâm mọc ở vùng rừng núi tự nhiên sẽ có giá cao hơn những loại sâm bố chính thường.
– Kích cỡ, độ tuổi của sâm bố chính: Củ sâm càng to, giá sâm càng đắt. Thông thường loại sâm bố chính 5 củ/kg có giá thành dao động từ 350.000 – 400.000 VNĐ. Với kích cỡ nhỏ hơn, 6 củ/kg, giá sâm bố chính sẽ khoảng 300.000 đến 350.000 VNĐ. Rẻ hơn nữa, loại sâm bố chính nhỏ 7 củ/kg có giá thành 250.000 – 300.000 VNĐ. Sâm có củ càng nhỏ thì giá một kg càng rẻ.
Sâm bố chính được cho là có giá khá rẻ trong thị trường sâm Việt Nam. So với những công dụng tuyệt diệu sâm bố chính đem lại, đây được coi là dược liệu quý phù hợp với nhiều đối tượng.
Nơi bán sâm bố chính
Sâm bố chính có thể tìm mua ở những hiệu thuốc y học cổ truyền. Để tiện lợi hơn, người dùng cũng có thể mua sâm bố chính tại các nhà cung cấp để lại thông tin trên mạng. Tuy nhiên, khi tìm mua trên mạng, bạn cần tìm hiểu rõ những thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo chất lượng sâm.
Sâm bố chính trên thị trường hiện nay được bán chủ yếu với hai loại là sâm tươi và sâm khô. Ngoài ra, có một số nơi bán sẵn các mặt hàng sâm bố chính đã được sơ chế ngâm rượu, mật ong. Với những sản phẩm này, người mua có thể dùng trực tiếp luôn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng bán sâm bố chính có tem mác rõ ràng và được cấp quyền lưu hành. Người dùng nên tìm hiểu và mua những sản phẩm đảm bảo nguồn gốc và an toàn vệ sinh trong quá trình sơ chế.
Sâm bố chính là loại sâm quý của Việt Nam với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Với giá thành không quá đắt mà hiệu quả đem lại vẫn cao, đây được coi là loại sâm quý phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.