Mô tả
Những quả nho Pháp to tròn tím thẫm khi ăn có vị chua ngọt dôm dốp đang được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt giống nho pháp này dễ trồng tại nhà và nhanh cho ra quả !
Thật bất ngờ khi ở nước Pháp xa xôi loại cây này lại bén duyên với Việt Nam và sinh trưởng phát triển mạnh mẽ đến thế. Trong khi những giống nho khác trong nước thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thì với giống nho Pháp này bạn có thể trồng được ở nhiều nơi.Khác với các giống nho khác, nho Pháp có quả tròn sai quả và có thịt quả dày ít hạt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị rôn rốt chua và khá giòn thơm mát.
Chất lượng quả có phần nhỉnh hơn so với các giống nho bản địa dặc biệt cây nho này cho tuổi thọ cao trên 30 năm cây mới cỗi nên chơi được lâu mới phải thay thế. Nhờ nhiều đặc điểm ưu việt này mà nho Pháp đã được nhâ rộng trồng phổ biến tại nhiêu tỉnh thành trong cả nước.
Một số đặc điểm của giống nho Pháp
Cây nho Pháp ít sâu bệnh, có khả năng sinh trưởng tốt leo giàn nhanh.
Nho Pháp cho thu hoạch nhanh, với nho Việt Nam phải mất 3 năm mới cho quả thì nho Pháp chỉ cần 1 năm đã có thể cho thu hoạch.
Trong nho có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng hàng loạt những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người. Nho đang được coi là một thần dược giúp làm đẹp và phòng chống bệnh tật thế hệ mới hiện nay.
Khi ăn nho hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và chông lại bệnh cảm lạnh. Bên cạnh đó nho còn giàu chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp duy trì một làn da luôn tươi trẻ.
Nho pháp vị rôn rốt chua và khá giòn thơm mát
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NHO PHÁP TẠI NHÀ RẤT ĐƠN GIẢN
Mùa trồng: Xuống cây khi thời tiết khô ráo, không còn mưa, khí hậu khô, mát, có nhiều nắng.
Ánh sáng: Cây nho ưa ánh sáng hoàn toàn, thích nơi nhiều nắng, khí hậu khô, sợ mưa vì mưa làm rụng quả, rụng hoa, đặc biệt là tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Đất trồng: Cây nho có thể trồng trên đất cát, đất thịt thậm chí cả đất lẫn sỏi đá trên sườn đồi, nếu đầu tư phân khoáng và phân hữu cơ lượng cao hơn, tưới nước và thoát nước tốt. Đất tốt nhất cho trồng nho là loại đất phù sa ven sông và pH thích hợp nhất là 6,5-7.
Nho Pháp dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc
Mật độ: Cách nhau 1,5-2m, hàng cách nhau 2,5m. Nếu trồng chậu thì 1 gốc 1 chậu
Gieo hạt: Trước tiên, bạn đặt hạt giống nho vào khăn giấy đã được thấm hoặc xịt lên một ít nước sạch với một lượng vừa đủ ẩm sẵn (bạn không nên thấm hoặc xịt nước lên khăn giấy quá ướt đẫm) và gói lại nhẹ nhàng.
Hạt nho nảy mầm khá lâu khoảng sau 1 tháng
Tiếp theo, các bạn hãy bỏ gói khăn giấy có chứa hạt giống vào bọc nylon, cột miệng bọc lại và đem bọc đặt ở ngăn đựng rau trong tủ lạnh. Lâu lâu, các bạn hãy mở bọc nylon ra xem thử, nếu khăn giấy quá ướt thì bạn hãy bỏ thêm khăn giấy vào, nếu quá khô thì bạn hãy xịt thêm ít nước để hạt giống có độ ẩm thích hợp cho việc nãy mầm.
Các bạn chờ hạt bắt đầu nảy mầm (thông thường khoảng 1 tháng) thì bạn hãy lấy hạt ra và trồng vào chậu đã được chuẩn bị đất trồng sẵn (trồng hạt sâu từ 1-2 cm), tưới nước ngay sau khi trồng vào chậu. Vì hạt nho nảy mầm hơi lâu nên bạn phải thực sự kiên nhẫn.
Sau khi nảy mầm cây phát triển nhanh
Trồng cây: Khi cây con mọc cao khoảng 8 cm, bạn hãy đem cây trồng vào chậu rộng khoảng 10 cm. Để có những cây nho khỏe mạnh nhất, bạn nên để các cây con trong nhà hoặc nhà kính cho đến khi cây đạt độ cao khoảng 30 cm, có bộ rễ khỏe mạnh và có ít nhất 5-6 chiếc lá.
Làm giàn: Vì là cây ăn trái lâu năm nên bạn nên đầu tư làm gian bằng nhôm, sắt dạng khung ống tuýp nước, dùng dây điện thoại để chăng dây cho nho leo.
Làm cỏ: Điều này rất quan trọng để cây nho có nhiều trái hay không là do khâu này. Bạn phải thường xuyên dọn dẹp gốc nho luôn sạch sẽ nếu không cây sẽ bị chết. Bởi gốc nho không được vệ sinh sạch sẽ dẫn tới các loại sâu bệnh.
Nho pháp leo giàn nhanh, ít sâu bệnh
Tưới nước: Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.
Cắt tỉa cành: Khoảng 4-5 tháng sau khi trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, thân màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để cho ra trái bằng cách cắt hết cành có lá, chỉ để lại cành có quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nho Pháp
Trong thời gian sinh trưởng tạo tán leo giàn thì cây cần bổ sung phân bón. Bạn nên bón phân NPK ( 20-20-15) cho cây. Những tháng tiếp theo có thể bổ sung thêm 50gam phân NPK hòa vào nước và tưới đều lên quanh gốc nho. Trong khi bón phân bạn tiến hành xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Chú ý các thời điểm sau thu hoạch, thời kì ra hoa đậu trái thì cần bổ sung định kì loại phân này cho nho để cây phát triển tốt.
Phòng trừ sâu bệnh hai nho
Do là giống nhập ngoại du nhập vào Việt Nam nên không thể tránh khỏi một số loại sâu bệnh hại như bệnh nấm trắng, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm cuống vv. Đây là những loại bệnh điển hình của những nơi trồng nho vùng nhiệt đới. Bệnh sẽ tấn công vào lá, thân và quả làm giảm chất lượng cũng như năng xuất của nho Pháp.
Để phòng trị bệnh này cần làm sạch thông thoáng đất trồng, nguồn nước tưới phải sạch sẽ và thường xuyên nhổ cỏ dại vun xới đất cho thông thoáng tránh ngập úng. Sửu dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây theo liều lượng được khuyến cáo để cây phát triển tốt nhất.
Thu hoạch quả
Sau 12 tháng trồng cây sẽ cho ra những chùm nho to và đẹp. Nho được thu hoạch cần chín đều màu. Quả to và mọng nước mỗi chùm nặng khoảng 0,6kg. Cẩn thận cắt cuống quả và xếp nhẹ nhàng nho trong hộp tránh dập nát. Bảo quản nơi râm mát sẽ giữ nho tươi lâu hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.