Tổng cộng: 0
Tổng cộng: 0

Hạt giống mướp hương Việt Nam truyền thống

10.000

Đơn vị tính: Gói
Số lượng hạt/gói: 10 hạt
Xuất xứ: Việt Nam
Tỉ lệ nảy mầm: 85%
Giao hàng toàn quốc

còn 100 hàng

Mô tả

Mướp hương (tên khoa học là Luffa Cylindrica) thuộc dạng dây leo thân thảo. Đặc điểm cây mướp hương là lá dạng tim, thùy có răng cưa. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt ở mặt dưới, thô ráp, cuống dài 5-10cm có lông trắng. Hoa đơn tính màu vàng đậm, hoa cái mọc riêng lẻ còn hoa đực mọc thành cụm.

Mướp hương là thực phẩm dân dã trong bữa cơm mùa hè của người Việt Nam. Và là một trong những loại quả khá dễ ăn và yêu thích của nhiều người, được chế biến thành nhiều món khác nhau. Ngoài tác dụng là thực phẩm bổ dưỡng, nó còn được biết đến là bài thuốc trị được khá nhiều bệnh.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương từ hạt
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIỐNG MƯỚP HƯƠNG

Mướp hương là giống cây được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Á. Do điều kiện khí hậu nước ta phù hợp, nên việc gieo trồng mướp hương vô cùng dễ dàng thuận lợi. Dưới đây là cách gieo hạt giống mướp hương và chăm sóc.

Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 giờ. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, ủ cho đến khi hạt nứt nanh (khoảng 36-48 giờ) thì đem gieo. Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.

Trồng cây con: Khi hạt nảy mầm có từ 2 đến 3 lá non ta tiến hành tách cây con sao cho cây cách cây 0,8-1m, hàng đôi 4-5m.

Đất trồng: Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.

Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt.

Lên giàn: Để dễ uốn cây, khi cây lên tua cuốn thì không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.

Tưới nước cho cây: Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây. Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng. Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông.

Bón phân: Mướp nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu mướp không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây.

Phòng ngừa sâu bệnh: Sau khi trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.Thu hoạch: Thu hoạch sau 38-40 ngày gieo, thu khi trái còn non, sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun. Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.