Mô tả
Măng Tây Trắng có tên khoa học là White Asparagu, có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng vài năm gần đây mới được nhiều người ưa chuộng và đến nay đã được nhân rộng trồng kinh tế tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam như Ninh Bình, Đắk Lắk, Hà Nội, TP.HCM,…
Măng Tây có thể cho thu hoạch liên tục từ 6-8 năm
Măng Tây Xanh rất dễ trồng, thời gian thu hoạch kéo dài 7 – 10 năm nhiều nơi điều kiện thuận lợi có thể khai thác từ 15 – 20 năm, năng suất cao nhất vào năm thứ 3 – 4. Măng Tây là cây có thể chịu được hạn, chịu được rét, trồng được ở cả đồng bằng và miền núi. Những chồi măng được thu hoạch để làm thực phẩm vì trong cây măng tây chồi là bộ phận giàu dinh dưỡng nhất, lá măng tây được dùng để trang trí hoa cảnh (hay được gọi là lá liễu).
Măng tây thường cho thu hoạch sau 6 tháng trồng
Hiện tại, có 3 loại măng tây: Măng Tây Trắng, Măng Tây Xanh, Măng Tây Tím. Trong đó, măng tây trắng được ít người biết đến hơn, tuy nhiên các bạn đều có thể tự trồng loại giống này tại nhà trong các loại chậu, thùng xốp cỡ lớn như các loại rau xanh khác hoặc trồng ngoài đồng ruộng để tăng thêm thu nhập.
Măng Tây là loại rau có năng suất cực cao, khoảng 20 – 25 tấn chồi măng/ha/năm. Loại cây này phát triển cực nhanh, bạn có thể thu hoạch mỗi ngày. Trong năm đầu tiên, một gốc Măng Tây cho 2 – 3 chồi một ngày, nhưng đến năm thứ 3, thứ 4 mỗi gốc cho 7 – 10 chồi một ngày.
Ưu điểm lớn nhất của cây Măng Tây là không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho thu hoạch liên tục trong vòng chín tháng và chỉ cần 3 tháng để “nghỉ ngơi”. Chính vì không cần phun, bón các loại hóa chất nên măng tây được xem là loại rau sạch, an toàn nhất hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG MĂNG TÂY
(Nội dung và hình ảnh áp dụng cho măng tây xanh – kỹ thuật áp dụng tương tự với măng tây trắng và măng tây tím)
1. ƯƠM MẦM
Ngâm hạt giống trong nước ấm 30 độ C từ 1 – 2 ngày cho đến khi thấy hạt giống nở trương ra (đôi khi hạt đã nứt nanh). Lưu ý: trong thời gian ngâm, cứ nửa ngày bạn thay nước và rửa hạt giống 1 lần. Cho hạt giống vào một khăn vải vuông dày và ẩm, ủ ở nơi tối và kín gió, chú ý tưới giữ ẩm. Từ 3 – 4 ngày hạt giống sẽ nảy mầm (có khi lên đến 10 ngày).
2. ĐẤT TRỒNG
Với Măng Tây, loại đất tốt nhất là đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, pH khoảng 6,5 – 7. Nếu trồng kinh tế bạn nên chọn trồng theo hướng đông – tây để cây đón được nhiều nắng nhất, lên liếp và đào rãnh thoát nước rộng 20- 40 cm, sâu 20-30 cm.
3. CHĂM SÓC
– Ươm cây: Mang hạt đã nảy mầm gieo vào nơi trồng đã chuẩn bị trước. Giai đoạn này rất quan trọng nên cần chăm bón cẩn thận. Khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cây mọc được 15 ngày, tiến hành bón thúc, tiếp đó cứ 10 – 15 ngày nên bón thúc 1 lần. Sau gieo từ 3 – 3,5 tháng thì cây sẽ mọc cao khoảng 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh.
– Tưới nước: mùa nắng tưới khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Lưu ý không tưới sau 5 giờ chiều vì sẽ ảnh hưởng đến các mầm măng mới nhú.
– Ánh sáng: măng tây cần nhiều nắng và ánh sáng để phát triển tốt nhất. Nhwunxg khu vực mưa nhiều năng suất măng tây sẽ thấp hơn.
Không tưới nước cho măng tây sau 5 giờ chiều
– Cắt tỉa, làm cỏ: khi trồng cần thường xuyên làm cỏ, tỉa bỏ cây già, cây quá cao, cây nhỏ, còi cọc.
– Sâu bệnh: măng tây trồng trong điều kiện khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm và chế độ chăm bón hợp lý sẽ không có sâu bệnh. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể gặp sâu đất, sâu xanh hoặc bị thối gốc rễ, cây bị khô héo, các bệnh sương mai.
4. THU HOẠCH
Chồi măng nhú lên mặt đất khoảng 25 – 30 cm phải thu hoạch ngay để có những chồi măng chất lượng nhất. Lưu ý: không để chồi măng tiếp xúc nhiều với nắng gắt, măng sẽ nhanh chóng bị già hóa, dẫn đến nhiều xơ, mất chất dinh dưỡng. Nên thu hoạch từ 6 – 9h sáng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.