Tổng cộng: 0
Tổng cộng: 0

NHỮNG THẤT BẠI KHI TRỒNG RAU HỮU CƠ CỦA TÔI.

Tôi xuất phát là một nông dân, trải qua nhiều khó khăn nhưng may mắn được đi học được vài chử rồi cũng đi làm, và gần nhất là làm cho tập đoàn FPT của anh Trương Gia Bình, công việc từ FPT đã giúp tôi đi nhiều nơi, học hỏi được nhiều điều bất ngờ, thú vị  bất ngờ nhất với tôi khi đặt chân đến đất nước Israel – Đất nước của người Do Thái – Anh bạn người Israel dẫn tôi đi xem “Thung lũng XANH” của anh ấy với niềm tự hào bí ẩn… Đó cũng là một trong những lý do khi tôi đưa ra quyết định RỜI KHỎI FPT một thời gian sau đó khi về nước, quyết định đó đã làm gia đình và bạn bè tôi kinh ngạc và ngỡ ngàng, họ bảo là tôi điên ! Mà có lẽ tôi điên thật ! Lúc đó tôi không dám chia sẻ với mọi người lý do vì sao tôi rời khỏi Tập đoàn FPT, sợ chia sẻ lý do thì người thân bắt tôi nhốt vào bệnh viện Tâm Thần !

Đất nước Isael không có “rừng vàng, biển bạc” như Việt Nam ! Isael đã biến sa mạc khô cằn thành vườn cây đầy hoa trái được cả thế giới ngưỡng mộ, trong lĩnh vực nông nghiệp họ đã đạt đến đỉnh cao công nghệ và nghệ thuật. 

Là một đất nước nhỏ với diện tích trên 20.000 km2, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, sự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là lời giải đáp cho “phép màu trên hoang mạc” của người Israel. 

Sau khi tôi rời FPT mà chưa chuẩn bị được gì nhiều cho việc trồng rau hữu cơ – Tôi xin nhắc lại rằng tôi muốn trồng rau HỮU CƠ chứ không phải chỉ dừng lại ở mức độ thấp hơn là trồng Rau sạch mà người ta gọi là “Rau An Toàn”tôi chỉ có kinh nghiệm của một người lớn lên từ nhà nông. Tôi bắt đầu hành trình học hỏi, học từ chính bản thân, chính những người nông dân, chính những người đi trước, chính người bạn Israel thân thiết ấy, đất nước Việt Nam điều kiện nông nghiệp thuận lợi hơn Israel vô cùng, tôi lên Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên tận mắt  thấy người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đã thuê đất đai ở đó biến thành những trang trại nông nghiệp, thuê công nhân mình làm rồi xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài, sản phẩm mình ra ngay trên chính quê hương mình mà mình không được hưởng, tôi cũng chứng kiến vô số những trang trại của người Việt Nam mọc lên ở đó với nhiều quy mô khác nhau … nhưng rau đó có “Hữu Cơ” hay là chỉ là “Rau sạch”,chỉ có trời mới biết vì không ai quản lý được hành vi của con người. Tôi hỏi thăm và tìm hiểu rất nhiều, phải nói ngay rằng hành trình tìm hiểu về Trang trại trồng Rau Hữu Cơ của tôi hoàn toàn thất bại vì ngay cả người chủ trang trại cũng cho rằng Rau Sạch chính là Rau Hữu Cơ … điều nầy cũng đủ biết người tiêu dùng đang dùng loại rau nào rồi đấy ! Tôi thử hỏi có bao nhiêu người Việt Nam được dùng rau HỮU CƠ , chưa có số liệu thống kê nhưng tôi biết chắc chắn rằng chưa đến 0,5% … các bạn có thể không tin nhưng nếu các bạn chịu khó xem hết bài viết nầy , các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng… con số 0,5% vẫn còn quá lớn , thấp hơn nữa kia, vì có khi chính bản thân bạn cũng đang dùng Rau Sạch mà cho là rau Hữu Cơ đấy ! Vậy Rau Hữu Cơ khác Rau Sạch chổ nào ? Các bạn có thể tham khảo tại đây !

 

Tôi đã bỏ thời gian ra hơn 2 năm chỉ để nghiên cứu xem “LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHẮC CHẮN ĐƯỢC DÙNG RAU HỮU  thay cho RAU SẠCH” , tôi dùng từ chắc chắn vì hiện tại không thể nào phân biệt được rau hữu cơrau sạchrau bẩn, tôi đã nhận ra những điều khó khăn nếu làm trang trại, đó là chi phí, để làm trang trại chi phí bỏ ra quá lớn, hữu cơ thực sự đến được người tiêu dùng giá rất cao, phải gấp nhiều lần “Rau Sạch ngoài chợ”, mà chưa chắc rau đã “SẠCH” chứ chưa dám mơ đến Rau Hữu Cơ … vì không ai có thể quản lý được “HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI” sản xuất, nhưng trở ngại lớn nhất chính là người dùng chưa phân biệt được sự khác nhau giữa Rau Hữu Cơ với Rau Sạch, nên chắc chắn việc kinh doanh rau HỮU CƠ thời điểm nầy là THẤT BẠI .Tôi từ bỏ ý định xây dựng một trang trại trồng rau HỮU  ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

 

Sau đó tôi quay lại Israel để gặp người bạn củ (anh ấy là một Tiến Sỹ công nghệ,  chủ trang trại ) để học hỏi thêm cách trồng rau Hữu Cơ của anh ấy trên sa mạc nóng bỏng, tôi làm công nhân cho người bạn đó 2 năm để học hỏi công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp. Sau 2 năm lao động tôi về lại Việt Nam để bắt đầu dự án trồng rau Hữu Cơ ở Đô Thị ,nhưng phải nói rằng tôi đã thất bại hoàn toàn, thất bại ê chề phải trả một cái giá vô cùng đắt – Cực đắt ! Tôi muốn chia sẻ những thất bại đó để các bạn tránh vết xe đổ mà tôi đã phải đi qua.

 

Tôi nghĩ rằng để trồng được rau HỮU  trước hết phải học cách trồng RAU SẠCH của những người đi trước cho nó chắc chắn ! Tôi đã đào nát Internet lên để “vọc” cách làm của những tài năng trẻ, những người có kinh nghiệm, những thành công vang dội được giới thiệu trên các phương tiện đại chúng… ở đâu có giới thiệu là tôi xin đến để làm công nhân, bài học đầu tiên là học từ nhà ông bạn hàng xóm. Tạm gọi là công nghệ “Thùng Xốp” vô cùng rẻ mà hiệu quả !

BÀI HỌC SỐ 1 – TRỒNG RAU SẠCH TỪ CÁC THÙNG XỐP.

Xin nói thêm với các bạn rằng, tôi là người am hiểu về cách trồng cây, biết cách làm thổ nhưỡng cho từng cây, biết cây nào cần trồng vào mùa nào cho phù hợp, cây nào cần nhiều hay ít ánh sáng… và tôi cũng là người có sức khoẻ, siêng năng, đam mê việc trồng cây nhất là rau HỮU CƠ ( chứ không phải RAU SẠCH nhé ! ) . Tôi phải nói vậy vì nó liên quan sâu sắc đến những bài học mà tôi phải trả “ngu phí” cực đắt !

 

Nhà tôi không được lớn lắm, chổ trồng cây chỉ là mãnh sân trước, tôi mua các loại thùng xốp đủ cở về để trồng, sở dĩ mua đủ cở lớn nhỏ vì mỗi loại cây cần khối lượng đất và phân bón khác nhau, phân tôi về quê tự làm phân hữu cơ ( đến nay vẫn dùng cách nầy rất tốt nhưng cải tiến ) , chứ phân hữu cơ mua ở ngoài chợ đem về bón thì các bạn ăn rau không nổi đâu, không phải vì rau không tốt mà là cái ví tiền của bạn nhanh chóng cạn kiệt. Tôi khắc phục được chuyện phân bón nên cứ nghĩ  trồng rau trong thùng xốp như mọi người đang làm là đơn giản, mà đơn giản thật, chỉ cần kê các thùng xốp lên, bỏ đất vô, trộn phân ,trồng cây, tưới nước… chỉ một thời gian ngắn tôi biến cái sân của tôi thành một cái vườn trồng đủ loại rau, phải nói là rất đẹp, ngắm mãi không chán…

 

 

Hành trình để có vườn rau sạch “công nghệ thùng xốp” của tôi lắm gian nan, tôi cẩn thận thuê xe đi mua đất “đúng hiệu trồng rau sạch” đó là đất phù sa của các con sông quê hương tôi ngày trước, chở về, tôi phơi khô cho đất tơi xốp, làm các công việc khử trùng như thêm vôi vào, thêm phân vào để tăng độ phì nhiêu. Cách chuẩn bị đất của tôi thật hoàn thiện và chu đáo…mà phải có sức khoẻ mới làm được những việc nầy đấy ! Sau cùng tôi dùng xẻn bỏ đất vào các thùng xốp và trồng các loại cây vào đó. Khỏi phải nói, rau xanh lên ngút ngàn, mỗi cây cải lên là cả một người ôm, nào là cà chua, khổ qua, mướp, bầu , bí, rau má, dau dền, củ cải trắng, củ cải đỏ, dưa leo, các loại đậu… phải nói như một gian hàng bách hoá tổng hợp vậy, gia đình dùng không hết, đem đi cho hàng xóm, tôi thậm chí còn tính xa hơn là sẽ muối dưa và cải để trữ ăn dần. Tôi tự hào khoe với bạn bè,thậm chí còn rao giảng cho họ cách trồng rau của tôi, họ tìm đến xem tận mắt nên họ về… làm y chang cái công trình của tôicòn hoành tráng hơn ! Bạn tôi tên Hùng làm ở báo chí muốn chụp hình và viết bài đăng để giới thiệu đến mọi người để họ tham quan học hỏi kinh nghiệm với cái tựa đề “Một khu vườn Babylon giữa lòng thành phố “, khi tôi xem trước khi đăng báo, tôi hốt hoảng vì anh ấy nói toàn cái tốt trước mắt mà không nói khổ công của tôi tạo ra nó … tôi từ chối bài đăng đó ! 

Thế nhưng… đời lại có chử nhưng khổ thật ! Đến lứa trồng thứ 2, tôi thấy rau không còn tốt nữa, đất nhiểm phèn, lèn chặt trong thùng, mùa mưa đến ôi thôi… đất cát tung toé đầy sân, nhưng tệ nhất là cây không được như trước, tôi cố gắng cứu vãng bằng cách làm cho đất tơi và bón phân nhiều hơn ( và thú thật là bón cả phân hoá học ), kết quả còn lẹt đẹt vài loại rau chịu đựng được còn ngoài ra thì cây úa lá, vàng lá, chưa mọc lên đã chết, còi cọc… và cứ thế chết dần, càng bón phân càng chết.

Cầm cự đến mùa thứ 3, không còn cái cây cải nào lên nổi, chưa lớn đã trổ bông, các loại cây khác có lên được một lúc rồi tàn chưa kịp có trái…

 

Thất bại ê chề. Tôi phải giải quyết hậu quả đó thật khủng khiếp, phải đem toàn bộ số lượng đất bỏ đi cùng với các thùng xốp và mấy thứ hổn độn khác tốn một đống tiền cho những người lao công chứ bản thân tôi không còn sức cũng như hứng thú để mà dọn, cái khổ muốn “độn thổ” thật xấu hổ … vì trước đây gặp ai tôi cũng “ngẫng cao đầu rao giảng” cách làm… giờ họ vẫn đến “học tiếp” cứ hỏi : Cái vườn rau công nghệ thùng xốp tuyệt vời đâu rồi ? Tôi gượng chín người cười xấu hổ bảo : Nó đi theo Hà Bá rồi ! Trời ơi ! Tôi còn may mắn quá chưa cho ông bạn đăng bài trên báo chứ không bây giờ “tôi biết chui cái chổ nào” . Hú vía ! Hú Vía ! 

 

 

Hẳn có bạn đã từng gặp cảnh nầy rồi đấy nhỉ ! hì hì . Kệch đến già cái công nghệ Thùng Xốp nầy thôi, thế mà hiện tại mỗi lần thấy báo đăng ai đó ứng dụng cái thùng xốp , cái khay nhựa ( có chổ thay bằng cái tên rất kêu “Thùng Trồng Cây Thông Minh” để trồng những vườn cây trĩu quả, lúc đó cái thằng con trai của tôi lại xác muối vào tôi ” Ba coi kìa… công nghệ thùng xốp của ba người ta làm thành công vang dội mà ba thất bại thảm hại kìa ” … tôi muốn cho nó ăn một cái tát mà ngậm bồ hòn làm ngọt… ừ họ giỏi hơn ba mà ! Thật lòng đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh ! Ngủ đôi lúc vẫn còn mơ thấy đi dọn đất ! 

Rút ra bài học kinh nghiệm :

o   Thùng xốp , khay nhựa (dù gán cho nó thông minh đi ) cũng không thể trồng rau lâu dài, hiệu quả được, chỉ trồng được lần đầu, nếu vẫn tiếp tục thì phải bỏ thời gian, công sức và sự kiên nhẫn mới có thể duy trì. 

o   Công sức bỏ ra quá lớn, phải bón phân, phải tưới nước, phải phòng trừ sâu bệnh … không hề đơn giản. 

o   Sau mỗi mùa trồng lại phải làm đất, công việc nầy quá sức không làm nổi.

o   Đất nhanh bị cạn kiệt độ phù sa không bù đắp nổi cứ lại phải bón phân làm đất đem tiền đi nuôi mấy ông đại lý bán phân.

o   Bẩn, phạm vi không gian thùng nhỏ nên không thể phát huy được sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại cây ( cái nầy bạn hiểu nôm na rằng, cây họ đậu khi trồng sẽ làm cho đất tốt hơn nhờ nốt sần có chứa chất ure làm thức ăn cho cây khác )

o   Và còn vô số bất tiện khác… mà một công chức “không đủ thời gian và công sức để làm” 

Xin … CẠCH 

BAÌ HỌC SỐ 2 – CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ BÁN THUỶ CANH. 

Sau lần thất bại đó , tôi cố lùng sục và tìm hiểu cách trồng sau sạch như thế nào cho hiệu quả, tôi lục tung cả internet lên và đã tiếp nhận được vô số cách trồng, nào là Thuỷ Canh, Bán Thuỷ Canh, Khí Canh, Aquaponic với đủ kiểu công nghệ hiện đại và với những bài đăng báo hoành tráng được cho là chuẩn mực áp dụng thành công cho mọi nhà… được cả giải thưởng của các cuộc thi có uy tín, tác giả là những Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỷ sư, Kỷ sư chân đất, Bà nội trợ…. tôi đọc hết, nghiên cứu hết, qua đó tôi thấy mình đã đủ kiến thức để có thể trồng rau sạch rồi đây. Tôi đã chọn cho mình một mô hình Bán Thuỷ Canh để thực hiện, vì nếu chuyển hẳn sang trồng Thuỷ Canh mình chưa đủ kinh nghiệm.

Dịp may đã đến, năm đó tôi xây nhà mới, tôi quyết định biến cái sân thượng của tôi thành một “Thung lũng XANH na ná kiểu Israel ” nên tôi thiết kế hẳn hoi để trồng rau sạch. Tôi cho thợ xây từng ô lớn, có hệ thống cấp và thoát nước rất bài bản, tôi đã làm cả trụ để làm giàn sau nầy cho các loài cây leo . Tôi đã thuê xe về vùng hạ lưu sông THU BỒN quê tôi để lấy đất phù sa, nhân lúc thợ thi công tầng thượng cho họ tải đất lên luôn ( chứ số lượng đất lớn thế không tải về sau được ), mọi thứ chuẩn bị hết sức chu đáo vì đã có kinh nghiệm từ BÀI HỌC SỐ 1 và KIẾN THỨC sau khi tham khảo các mô hình trồng ( không những tham khảo internet ở Việt Nam mà cả nước ngoài, tôi đến tận nơi để xem một số công trình họ công bố thành công …nhưng hầu như không đáp ứng được kỳ vọng của tôi, vì nó quá hời hợt và không phù hợp điều kiện Việt Nam ) nên tôi tự làm .

Lần nầy làm quy mô nên tôi thuê 2 nhân công làm theo hướng dẫn của tôi. Sau khi làm đất xong, tiệt trùng, bón phân xong tôi cho họ bỏ vào các khuôn được xây bằng bê tông chắc chắn mà tôi đã xây trước đó, có sẳn hệ thống tưới tiêu .Do thiết kế đặt biệt nên nước luôn luôn tồn tại phía dưới, cây không bao giờ chết vì mất nước, còn phía trên vẫn có thể trồng cây bình thường như truyền thống. Đây là cách kết hợp giữa trồng Truyền thống và Thuỷ Canh. Phải nói cách làm nầy đã giải quyết được rất nhiều chuyện mà cách trồng THUỶ CANH thuần tuý không làm được, đó là không cần dùng đến hoá chất làm dung dịch dinh dưỡng cho cây, phần nầy kế thừa phân bón từ phần trồng truyền thống.

Mùa trồng thứ nhất vẫn vô cùng tốt đẹp, nhưng đến mùa vụ thứ 2, 3, 4 trở đi đối mặt với nguy cơ, cây không còn xanh tốt nữa, mà bắt đầu vàng lá, không phát triển được, đặc biệt năng suất trồng không cao, tốn công chăm sóc. Cái công trình của tôi lại thất bại ê chề, tôi phải giải quyết hậu quả của nó khổ sở khủng khiếp, phải thuê nhân công đào đất lên và đem từ tầng 4 xuống tầng 1 qua ngã cầu thang.. họ đã biến cái cầu thang sạch đẹp của tôi thành con đường đua xe địa hình đầy bùn đất !!!

Rút ra bài học kinh nghiệm :

o   Xây các hộp bê tông đổ đất vào chẳng khác nào cái thùng xốp cả.

o   Công sức bỏ ra quá lớn, phải bón phân, phải tưới nước

o   Sau mỗi mùa trồng lại phải làm đất, công việc nầy quá sức nặng không làm nổi

o   Đất nhanh bị cạn kiệt độ phù sa không bù đắp nổi

o   Có hiệu quả hơn nhiều so với trồng trong thùng xốp nhưng chẳng ăn thua, mặc dù trồng bán thuỷ canh có hiệu quả nhưng không trồng được nhiều loại cây, đất sau mỗi lần trồng cũng phải làm lại, tốn sức, tốn công vô cùng

o   Và còn vô số bất tiện khác… mà một công chức “không đủ thời gian và công sức để làm” 

o   Xin … CẠCH 

 

BÀI HỌC SỐ 3 – CÔNG NGHỆ THUỶ CANH.

Sau hai lần thất bại đó, tôi tự bảo tại mình không chịu lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các bậc tiến sỹ, thạc sỹ đã có những giải thưởng lớn, những người đã là hình mẫu làm giàu bằng các giải pháp độc đáo là trồng Thuỷ Canh thần thánh . Tôi đã tìm đến các cơ sở đó và đặt vấn đề với họ làm cho tôi một vườn rau Hữu Cơ, may quá người chủ cơ sở nhận ra tôi và nói : Ồ ! Chú hả ! Chú không nhớ cháu à ? Cháu là Thọ đây, con mợ Sáu nè… ôi trời ! Nhớ rồi ! Hồi nào chú đi học con còn chưa mặc quần xà lỏn nhông nhông ! Mừng quá ! Đứa cháu OK cái rẹt, phán câu xanh dờn “ Thủy Canh thôi  ! Quá dễ” – Cháu Thọ kể là đã làm không biết bao nhiêu hệ thống Thuỷ Canh lớn nhỏ rồi mà theo Thọ là công nghệ hàng đầu thế giới , nghe sướng tai làm sao, có bệnh vái tứ phương may gặp được thầy giỏi , mừng lắm, đồng ý làm hợp đồng, ít ra chổ quen biết sợ “chó gì” . Thọ bảo tôi trồng rau Hữu Cơ lần nào chưa, tôi bảo chưa. Thọ làm cho tôi một cái hợp đồng , tôi đọc và ghi thêm vào cuối hợp đồng câu : Thanh toán 30% gía trị hợp đồng, số tiền còn lại sẽ thanh toán kể từ mùa trồng rau thứ 2 nếu kết quả trồng rau như đợt đầu. Các bạn hiểu tại sao tôi ghi câu nầy rồi đấy, bởi kinh nghiệm của những lần thất bại trước dạy bảo thế ! Thọ bảo tốt nhất thế gới bảo đảm OK. Được vậy tôi rất lấy làm mừng và ít ra tôi cũng đã hiểu được cái ngu muội cố chấp của tôi.

Hợp đồng nhanh chóng ký, giá trị 60 triệu , công ty Thọ đã đem đến rất nhiều dàn ống bằng nhựa PVC, các chậu nhựa lĩnh ca lĩnh kỉnh, các loại sắt V cắt ra để làm kệ kê, cái máy bơm của anh “Tập”, hai cái bình vẽ hình cây trái đẹp lắm nói là dung dịch dinh dưỡng hoá chất bón cho cây mà Thọ tự hào là đã tự pha chế cũng thuộc loại tốt nhất thế giới ! Cái nầy tôi phát hoảng, đã trồng rau Hữu  sao lại dùng hoá chất ? Thọ bảo không phải hoá chất đâu chú ! mà là dung dịch dinh dưỡng thôi ! Tôi hỏi cái dung dịch đó pha chế từ cái gì ? Thọ bảo là từ hoá chất mua ngoài cửa hàng cũng tốt nhất thế giới ! Ôi trời ! Dung dịch pha từ hoá chất mà không phải hoá chất là cái gì ? Hữu Cơ chắc ? Thọ hùa theo “Dạ đúng rồi, đúng rồi … Hữu Cơ…Hữu Cơ chú “, người tôi toát mồ hôi ( vì hiểu rộng ra chổ khác cũng thế …) nhưng đâm lao rồi phải theo lao chứ biết làm sao, hợp đồng làm vườn rau hữu cơ có nghĩa là không dùng hoá chất thế mà chú Thọ nầy !!! Thôi thì …Tôi nhắm mắt nghĩ đến chổ quen biết , phá bỏ hợp đồng , sắp đến về dự đám giổ bà ngoại mà gặp lại mẹ của Thọ sao đành lòng… cay đắng gật đầu ! ( 

 

Thọ nè – những điều sau tôi nói riêng với Thọ cháu bà con với tôi chứ không động đến bất cứ ai nha ! Chắc chắn cháu sẽ đọc được những điều nầy, nên chú khuyên cháu đi học thêm, ít nhất khi làm chủ công ty cũng phân biệt được sự khác nhau giữa Rau Hữu Cơ với Rau Sạch thế nào ! Xa hơn tý nữa hãy hiểu rằng trồng cây hữu cơ là cả một quá trình, nghệ thuật và sự tinh tế liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người chứ không đơn giản làm được mấy cái vườn Thuỷ Canh rau lên xanh không có quy trình loại bỏ độc tố trong quá trình trồng cũng như sau khi thu hoạch bô bô cái miệng hữu cơ, hữu cơ  … trên báo chí, các phương tiện truyền thông, lắp cho các ca sỹ nổi tiếng  … xin thưa với cháu Thọ rằng cái Thuỷ Canh của cháu làm không có giải pháp quản lý độc tố dư thừa từ hoá chất sau thu hoạch là rất không tốt, bây giờ cứ cho là cháu đã làm tất cả để loại trừ độc tố đi cũng chỉ xếp vào loại Rau Sạch ( rau an toàn) chứ đừng có mơ được xếp vào rau HỮU CƠ hiểu chưa ? đừng có một tấc đến trời mà nổ ầm ầm trên báo chí phơi bày cái ngu ra cho thiên hạ biết , lại còn vô tình hại người tiêu dùng hiểu chưa ? ! Hãy đọc kỹ điều sau : ” Biết nói biết – Không biết nói không biết chính là biết rồi đây !)

 

Thế nhưng tính ra vận hành hệ thống như thế nầy mỗi tháng tốn gần 4 triệu hoá chất và các thứ linh tinh khác ! Trời đất ! Phải trả NGU phí nữa rồi ! Tôi lưu ý các bạn rằng bón phân cho cây bằng hoá chất phải có kiến thức, phải đo độ PH, ppm trong nước và phải biết xử lý cân bằng độ PH chứ không cây sẽ không phát triển được, điều làm tôi khổ sở nhất chính là là phải ươm hạt, rồi đợi hạt nãy mầm, bỏ cây vào từng cái rọ nhỏ, rồi đem từng cái rọ nhỏ đó bỏ vô dàn Thuỷ Canh đã pha sẳn hoá chất , công việc đó tưởng chừng đơn giản nhưng chắc chắn một công chức không đủ kiên nhẫn và thời gian để làm.

Mùa trồng đầu tiên, diễn ra rất tốt đẹp, mặc dù rau hình thức mẫu mã bóng mượt nhưng hương vị nhạt không có hương vị tự nhiên, ăn cảm giác như nhựa, nhổ ra khỏi chổ trồng là héo ngay, không bảo quản được lâu… cái khổ nữa là chỉ trồng được một vài loại ra ăn lá, còn cây ăn quả không trồng được, nếu muốn phải làm ống thuỷ canh to hơn và dùng loại hoá chất khác… trời ạ ! 

Mùa trồng sau cây không còn xanh tốt như mùa đầu được nữa, hệ thống bị nhiễm độc cây cứ vàng lá, không còn xanh tốt được nữa, lại phải vệ sinh và làm lại từ đầu… Tôi buông bỏ, mất trắng 60 triệu đồng ( lẽ ra chỉ thanh toán 30% nhưng Thọ là chổ đàn cháu quen biết làm nhiệt tình và cũng thấy mình làm vậy sẽ gây khó nên thanh toán luôn cho nó vui vẻ người NHÀ ! Tôi cũng xác định “Không thành công cũng thành ngủ” rồi ! . Cho đến giờ tôi vẫn còn vất một đống rác trên sân thượng mong cho thời gian nhanh chóng gặm nhắm chúng đi.

Rút ra bài học kinh nghiệm :

o   Phải dùng hoá chất vô cơ làm dung dịch dinh dưỡng thì còn đâu là hữu cơ nữa hả ông trời Thọ !.

o   Phải có kiến thức về hoá chất bón và bón thường xuyên.

o   Hỏng hệ thống máy bơm là cây chết

o   Phải tốn công chăm sóc qúa lớn, tốn tiền về hoá chất

o   Tốn tiền đầu tư ban đầu

o   Khí hậu nóng làm cho cây chết, cây vàng lá , khắc phục thì tốn rất nhiều tiền.

o   Không đủ số lượng rau sạch dùng tuần hoàn, không đa chủng loại,nếu muốn phải có diện tích lớn, dùng nhiều loại hoá chất khác nhau, mỗi loại hoá chất phù hợp với một số rau ăn lá thôi.

o   Hương vị nhạt không có hương vị tự nhiên.

o   Đặc biệt không trồng được cây lấy củ, cây ăn trái như đu đủ, khổ qua, dưa lưới… nên bài toán thực phẩm sạch đã phá sản.

o   Phải vệ sinh hệ thống sau mỗi vụ trồng. Nước thải ra gây ô nhiễm môi trường.

o   Xin … CẠCH 

 

BÀI HỌC SỐ 4 – KHÍ CANH HYDROPONIC.

Đọc đến đây các bạn sẽ bảo, tại sao không dùng kinh nghiệm đã học được từ anh bạn Isael áp dụng mà phải cắp sách đi học của mấy ông Tiến Sỹ, Kỹ sư thành công chi cho khổ thế ! Xin thưa với các bạn rằng giữa Isael và Việ Nam có sự khác biệt rất lớn về môi trường và thổ nhưỡng, điều kiện, chi phí … mình phải tìm cách làm sao để người Việt Nam ai cũng dùng được rau HỮU CƠ với cái giá mua được – Điều đó vô cùng khó khăn, hơn nữa tôi cũng muốn rút ngắn thời gian “tầm sư học đạo – đi tắt đón đầu (cái tư duy ngu ngốc nầy lúc đó vẫn còn ở trong cái sọ dừa của tôi ” từ những người thành công vang dội, từ những người đi trước được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, báo chí bằng những phát ngôn vô cùng ấn tượng , nào là ông bố A, bà mẹ B biến cái sân thượng thành khu vườn Thượng Uyển …toàn cái hay cái đẹp, cái thành công … chẳng lẽ báo chí đăng không đúng, phải tin vào báo chí chứ ! Có lẽ tôi còn ngu và ảo tưởng quá chăng ? Hay tôi không biết làm cho tốt như họ…? Chắc là tại  tôi rồi ! Vậy đi cho cuộc sống bình yên.

Qua 3 bài học “thấu xương” mà tôi vẫn còn lỳ đòn, tôi lại nhờ chị Google tìm giúp những điều cần thiết, chị Google đã không phụ lòng tôi , đã giúp tôi tìm được cái anh chàng Harvard – Công nghệ khí Canh mà theo chị ấy bảo là do anh chàng Harvard sáng tạo ra. Tôi như con kiến sắp chết đuối giữa dòng sông vớ được cái cọng rơm với niềm tin mãnh liệt … à ! Đại học Harvard danh tiếng đây rồi, Lomonosov của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ngày xưa mà tôi hay so sánh đây rồi !!! Thấy giới thiệu hay quá. chuẩn quá, tuyệt vời quá … tôi không ngần ngại đặt mua liền 20 bộ , giá mỗi bộ gần 2 triệu đồng bao gồm cả vận chuyển đi đứt 40 triệu đồng ! Không mừng sao được khi trồng rau không cần đất tuyệt đối ! Rau chỉ sống bằng nước và phân bón hoá chất ( lại dung dịch dinh dưỡng “không phải hoá chất đây rồi” nhưng thôi cứ chấp nhận đi vì công nghệ của Đại Học Harvard chắc là có cách xử lý độc đáo mà gì bằng thừa !

Tôi nhận được 20 cái trụ đứng, chung quanh có lỗ để trồng, dưới đế là cái chậu , trong đó có đặt cái máy bơm, cũng có nghĩa là có đến 20 cái máy bơm, cũng phải dùng dung dịch dinh dưỡng hoàn toàn như Thuỷ Canh , phải đo độ PH, phải đo ppm … nhiều thứ nữa nhưng tôi cũng ok vì công nghệ của Harvard mà !!! Tôi mê trường nầy lắm, người ta nói mê thường kèm chử muội còn tôi mê hy vọng không kèm theo chử sảng !

Tôi hăm hở trồng cây… ô hay, không có đất trồng thế nào ? À, hiểu rồi , phải mua thêm những cái rọ nhỏ chứa xơ dừa hoặc múp xốp để ươm cây và sau khi cây lớn tý là bỏ vô các lỗ trên thân trụ khí canh, à ! Thiên hạ gọi cái mỹ từ VƯỜN ĐỨNG là đây…nó làm tôi mất thời gian quá, trời lại nắng tôi nổi khùng.. Đ.mẹ … khác “Chó” gì trồng kiểu Thuỷ Canh khác ở chổ theo chiều dọc.. nhưng mà tôi vẫn mê cái anh Harvard nầy nên cố gắng OK ngậm bồ hòn làm ngọt !

Thế mà anh Harvard đã phụ tình yêu của tôi, tôi để trụ khí canh ở ngoài trời nắng ( chẳng lẽ để trong bóng mát ? ), đặt ở chổ có gió trên sân thượng với cái nóng của gió phơn tây nam thổi qua ( gió Lào ), chẳng lẽ phải đặt ở Đà Lạt mới được ? Tôi đã châm thêm nước từ bồn lạnh xuống hạn chế bớt nhiệt độ nước … làm đủ cách mà nắng gió đã làm anh Harvard kiệt sức,cây lá cứ thế héo, vàng và die.. điều cực kỳ tệ hại là chỉ cần cái máy bơm trục trặc 1 cái là cả trụ khí canh đó tiêu đời hầu như sau đó vài phút.

Hằng ngày tôi vẫn thăm 20 tháp rau Harvard đó, phải làm cái công việc như đối với trồng Thuỷ Canh nó đã làm tôi hết kiên nhẫn, một công chức chắc chắn không có đủ thời gian để chăm sóc nó rồi… lúc đó tôi chợt nghĩ đến anh Hoàng Minh Châu, Phó Tổng FPT sếp bự của tôi ngày xưa định gọi cho anh để quay về lại FPT “đá đít” cái thằng “chó đẻ Harvard” nầy cho rồi … thế mà không hiểu sao tôi vẫn tiếp tục cố gắng với hy vọng là anh Harvard sẽ hiểu và không bỏ rơi tôi.. nhưng tình yêu của tôi cũng có giới hạn cuối cùng cũng “dắt nhau ra toà li hôn” và anh ấy để lại cho tôi một đống rác trên sân thượng, cũng có bà ve chai đến mua nhưng tôi không bán, để đó làm kỹ niệm của một mối tình nông nổi, làm bài học nhớ đời !

Rút ra bài học kinh nghiệm :

o   Đặc biệt không trồng được cây lấy củ, cây ăn trái như đu đủ,cà tím, bầu, bí … nên bài toán thực phẩm sạch đã phá sản.

o   Chỉ cần cái máy bơm dừng là cây chết hết.

o   Rau không được xanh như trồng truyền thống.

o   Hương vị nhạt không có hương vị tự nhiên.

o   Cũng phải dùng phân bón bằng hóa chất vô cơ.

o   Giá thành quá cao

o   Không đủ số lượng rau sạch dùng tuần hoàn, không đa chủng loại, mỗi trụ trồng số cây không được nhiều.

o   Cần giá thể trồng cây phức tạp, tốn công sức để làm gieo giống trước khi được đưa lên hệ thống ( người làm công hành chính chắc chắn không đủ thời gian và mức độ kiên nhẫn để triển khai và chăm sóc )

o   Không đủ công sức để trồng cũng như cách chăm sóc 

o   Xin … CẠCH 

 

ÀI HỌC SỐ 5 – AQUAPONIC.

Sau 4 lần thất bại đó chẳng lẽ potay.com ? Đâu là giải pháp cho việc trồng rau hữu cơ đô thị phù hợp điều kiện của Việt Nam ? Tôi lại tiếp tục săn tìm và dẫn tôi tới hệ thống trồng cây bằng giải pháp Aquaponics ( của Mỹ). được giới thiệu rất hay, không bón phân, không cần hoá chất ( cái nầy làm tôi quan tâm nhất ), thú thật các bạn là tôi đã đóng vai một người làm công xin làm nhân viên cho một cơ sở làm Aquaponic được phương tiện thông tin đăng tải rất thành công tại quận 9 – Tp HCM ( nay đã dẹp tiệm rồi ), đơn vị đã lắp đặt được hơn 1.000 hệ thống Aquaponic ! Ừ cứ cho là vậy đi ! Qua thời gian làm việc tôi xin nghĩ, tôi nói với chủ cơ sở là tôi muốn về nhà và tự làm hệ Aquaponic sau khi học. Chủ cơ sở muốn tôi ở lại làm vì thời gian đó tôi cũng có nhiều ý kiến đóng góp mà ông ấy cho là hay, nhưng tôi xin muốn tự chủ làm.Tôi lên máy bay , đi về nhà ngay ngày hôm sau , công việc đầu tiên của tôi là bắt tay vào xây dựng một hệ thống Aquaponic chuẩn mà tôi đã học được, chỉ trong vòng 1 tuần là tôi đã làm xong, vì nó rất đơn giản, không có gì gọi là bí quyết hay khó khăn về công nghệ cả. Làm xong, vận hàng được 1 tuần, tôi thấy mọi việc rất ổn, nhân tiện ông chủ cơ sở mà tôi học có công chuyện ở thành phố quê nhà, tôi mời ông chủ đó đến xem hệ thống của tôi làm có gì nhờ tư vấn thêm, ông ta đến và khen là làm rất tốt. Nhưng… ! Sự đời lại có chử nhưng khổ thật ! Hệ thống vẫn vận hành tốt nếu như cái cái BellSiphon hoạt động tốt, đằng nầy nó rất không ổn định, lúc được lúc không, tôi mất đến 6 tháng để cải tiến nó cũng không được, tôi bỏ kiểu BellSiphon sang làm kiểu Usiphon nhưng cũng chẳng ăn thua… nó vận hành được nhưng không ổn, cứ phải vệ sinh, bảo trì thường xuyên… KHỔ QUÁ ! Tôi bay vào cơ sở củ để học bí quyết … trời ạ ! Cơ sở cũng bị sự cố y như tôi mà không thể khắc phục được , lắp đặt cho khách hàng mừng chưa xong là chuẩn bị nghe khách hàng “chửi” xung quanh cái  BellSiphon mà đa số khách hàng đều đúng, nhưng công ty đưa ra rất nhiều lý do nào là khách hàng vận hành không đúng nên nước tràn ra sân, nào là không vệ sinh đúng cách, đúng thời gian nên BeelSiphon bị nghẹt, tồi tệ hơn nữa là khách hàng báo “có con gì trắng trắng xuất hiện đầy, nhưng bài ca đổ trách nhiệm cho khách hàng yếu kém vẫn cứ vang lên muôn thưở. Tôi nói riêng với chủ công ty rằng cái đó là do hệ thống mình thiết kế không tốt, BellSiphon hoạt động không ổn mà sinh ra, vì trái tim của Aquaponic chính là cái BellSiphon, ông chủ bảo : Biết thế nhưng không còn cách nào khác, sắp đến chuyển qua dùng time ( chính là đồng hồ hẹn giờ – Việc nầy tôi xin thưa với bạn là từ bỏ ngày, có dịp tôi sẽ viết về vấn đề nầy ) ! Tôi không biết các cơ sở khác làm Siphon thế nào chứ thật lòng kiểu đại trà như hiện nay sớm sớm muộn cũng “lên đường” thôi. Tôi nhận thấy không thể làm BellSiphon hoặc Usiphon “trước bày nay bắt chước” như vậy được , tôi dồn hết tâm sức vào cách làm Siphon kiểu khác… tôi phải trả gía đến 1 năm chỉ để làm mỗi cái Siphon với yêu cầu là nó hoạt động ổn định, không cần phải bảo trì gì nhiều nhưng thất bại cay đắng … đêm cuối cùng tôi từ bỏ, bổng nhiên có ai đó bảo tôi : Hảy thêm cái nầy vào… thế là tôi bừng tỉnh dậy lúc nữa đêm để thêm “cái ấy” vào và trời ơi ! Quá tốt . Nhưng … lại chử nhưng khốn khổ ! Chưa hết , khốn khổ chỉ mới bắt đầu mặc dù cái Siphon hoạt động tuyệt vời ! Đằng sau đó còn quá nhiều cái khổ, bạn bảo tôi kể dài nhưng không kể dài sao biết hết cái khổ được đây ! Tôi vẫn còn cố gắng vì nó mang trong mình cái hay khác là hữu cơ, không bón phân, chứ không tôi vứt bỏ từ lâu rồi ! Tôi lại cố gắng, tôi mua cả cái máy cắt sắt V đục lỗ để làm dàn kê các chậu nhựa to nhỏ, làm giàn leo… nhưng nhìn thì hay nhưng cực kỳ tệ hại, chỉ qua 6 tháng để ngoài trời sắt V đục lỗ đã bị rỉ sét , hỏng… mấy cái chậu lớn nhỏ, lĩnh kỉnh chiếm nhiều diện tích,cồng kềnh, vận chuyển lắp đặt rất khó khăn và tốn công … thú thật nó xấu ! Thôi thì xấu cũng được miễn là hiệu quả… nhưng trời ạ để có cái hiệu quả tôi đã phải khóc ròng, nguy cơ bỏ cuộc ngày càng hiện ra , đó là mùa gieo hạt sau cây không xanh tốt mà lá cứ vàng, hạt gieo vừa lên đã thối rể… cứ èo èo… Tôi bỏ cuộc. Đau, mất quá nhiều công sức và tiền bạc mà chẳng được “cái chó” gì ! Hệ thống Aquaponic của tôi vứt xó 1 năm, nhưng sau 1 năm tự nhiên cây dại , cũng có một số rau khác bổng nhiên xanh tốt ! Ui ! Tại sao vậy ? Chăm sóc “mày” thì không được mà bỏ xó thì “mày” mò đầu lên, mà râu lại lên xanh tốt mới lạ ! Tôi suy nghĩ và cho là nắng quá, tôi phục hồi lại hệ thống có dàn lưới lan che nắng… “Đ … mẹ “ không được , tôi lắp cả béc phun sương … cũng không được… hạt gieo lên là chết non, rau vẫn vàng lá… Đâu là nguyên nhân ? Tôi bình tâm và suy nghĩ kỷ từng bước thực hành theo cách trồng rau Hữu Cơ của Nhật, của Isael và của rất nhiều bà nội trợ Việt Nam … .

Git mình khi nghĩ đến 35% ca mc ung thư xut phát t thc phm bn , tê di khi biết  8 s tht gâsc v mđộ sch ca rau qu bá siêu th, ch nhân viên mi biết , choáng váng khi biế10 loi rau qu ngm nhiu hoá cht, ăn vào ch khác nàmở ca đón ung thư thn th khi biếRau bn t vườđến bàăn : Không dáăn rau mình trng và còđó vô s nhng thông tin cnh báo ! 

Tôi đi đến quyết định : PHÁ BỎ TẤT CẢ LÀM LẠI TỪ ĐẦU. Tôi dùng máy tính thiết kế lại hệ thống nuôi cá trồng cây hữu cơ 100%, không theo khuôn phép đã có mà hoàn toàn mới… gia công và triển khai thí điểm thực tế, phải mất đến 7 năm sau tôi mới làm được 1 giải pháp tạm gọi là hoàn chỉnh có thể thương mại hoá được nhưng tôi không muốn thương mại hoá mà muốn phổ biến cách làm đến cộng đồng, đến những ai quan tâm trồng rau HỮU CƠ , xin nhấn mạnh là rau HỮU CƠ chứ không phải RAU SẠCH nên sẳn sàng chia sẽ những thất bại và cả những thành công đến mọi người theo tinh thần học hỏi và làm việc có ích cho con người. 

Kết quả và bài học kinh nghiệm :

o   Aquaponic là giải pháp tốt nhất cần chọn. ( nhưng phải cải tiến về thiết kế lại để giảm bớt sự cồng kẻng, phức tạp vò phi lý , nhất là phải thiết kế lại cái Siphon  )

o   Hữu cơ tuyệt đối ( trên cả mong đợi) , trồng được hầu hết các loại rau ăn lá, quả, củ, trái … thật tuyệt vời… nhưng phải thấu hiểu nó không hề đơn giản, phải có “bí kíp” chứ không chắc chắn thất bại. Tôi xin dành riêng các bí kíp nầy cho những người bạn trồng rau hữu cơ mà tôi chuyển giao.

o   Hương vị rau, củ, quả tự nhiên rất thơm ngon.

o   Thoạt nhìn giá cả hơi cao ( chi phí sỏi nung quá cao) nhưng xét sâu nó lại rất rẽ.

o   Không cần phải chăm sóc gì nhiều

o   Năng suất rất cao.

o   Cung cấp cá để dùng, rất tiện lợi.

o   Không phải bón phân thường xuyên.

o    thể nói , chỉ cần mua gạo và xây dựng được 1 vườn trồng rau, củ, quả, nuôi cá là giải pháp “chống dịch Sars-Covi2” thời gian giản cách xã hội trên cả tuyệt vời vì đã đáp ứng được yêu cầu thiết yếu của cuộc sống .

o   Xin … ĐỪNG CẠCH EM !

Thưa các bạn ! 

Trên đây là quan điểm cá nhân, với những kiến thức giản đơn của một anh nông dân, những gì tôi đã gặp và ghi lại cốt để những bạn có thể tham khảo rút ra bài học cho riêng mình, hiện tại vẫn còn đó những khu vườn Thuỷ Canh, Aquaponic, hệ thống các Chậu ghép thông minh trên cả tuyệt vời được các ca sỹ nổi tiếng, của các anh em khác và ngay cả người trong họ hàng của tôi đăng tải là mô hình mẫu đáng ao ước của nhiều bạn, ở đó hàm lượng chất xám lớn, có công nghệ hiện đại, tiến tiến mà khả năng của tôi thì rất giới hạn không với tới được, nên bài viết chỉ mang tính tham khảo, còn thực tế bạn có thể tìm đến các nơi đó để học hỏi sự thành công nhé ! Nhưng … trong lúc tham quan các bạn lưu ý rằng để có được những khu vườn trên cả tuyệt vời ấy cái GIÁ phải trả có tương xứng không ? 

Xin xem bài viết nầy là tiếng nói của một ngoại lệ, khách quan, với tầm nhìn của một người nông dân chỉ để tham khảo “những thất bại” rằng ” Cái khu vườn sinh thái mà ta sở hửu phải là thực tế với chi phí thấp nhất có thể” chứ không phải điều ngược lại .

    Xin cám ơn các bạn đã đọc được những dòng cuối cùng nầy !

Nếu bạn chưa làm được Bác Sỹ cây trồng – Xin đừng trồng rau HỮU CƠ.

2 bình luận trong “NHỮNG THẤT BẠI KHI TRỒNG RAU HỮU CƠ CỦA TÔI.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.